Bài đăng

Bình tách dầu

Hình ảnh
Bình tách dầu trong hệ thống lạnh được sử dụng khi máy nén lạnh có công suất trung bình và lớn.  Khi máy nén hoạt động thì một phần nhớt lạnh bị môi chất lạnh cuốn vào hệ thống đến các thiết bị trao đổi nhiệt. Bình tách dầu máy nén Mycom Bình tách dầu máy nén Surely Hasegawa Nhớt lạnh theo dòng môi chất ở dạng hạt nhỏ li ti như hơi ẩm, đi vào thiết bị ngưng tụ sau đó đến thiết bị bay hơi. Khi nhiệt độ càng cao thì nhớt lạnh bay hơi càng mạnh. Ở 80 độ C thì 3 % nhớt lạnh bay hơi khi ra khỏi máy nén, ở 120 độ C thì 16 % và 140 độ C thì 35 %. Vì vậy cần khống chế nhiệt độ ở cuối tầm nén để nhớt lạnh ít bị bay hơi Trung bình cứ 100 m3/h của năng suất thể tích thì có 20 - 30 g/h nhớt lạnh bị máy nén cuốn đi. Trong máy nén Amonia dầu tụ lại thành dạng màng ở trên bề mặt thiết bị. Nhiệt trở tăng và hệ số truyền nhiệt giảm. Năng suất lạnh giảm và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Khi máy nén bị đi nhớt lạnh thì lượng nhớt lạnh trong các te bị giảm đi. Nếu nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình bôi t

Bình ngưng - Bầu ngưng

Hình ảnh
Bầu ngưng trong hệ thống lạnh được làm nguội bằng nước để đưa nhiệt độ nước giải nhiệt đến bằng  nhiệt độ môi trường. Có hai loại bầu ngưng giải nhiệt bằng nước thường và bầu ngưng giải nhiệt bằng nước biển. Trước đây khi chi chế tạo bầu ngưng trong môi trường nước biển, người ta dùng tấm chì dầy 3 mm - 5mm ép chặt vào thành ống. Lúc này nước biển đóng vai trò chất điện phân. Cặp kim loại vỏ bình với tấm chì là cặp điện một chiều. Tấm chì trở thành anod sẽ bị ăn mòn trong quá trình mạ điện còn kim loai chính là Katod được bảo vệ nguyên vẹn. Tuy nhiên phương pháp này bị hạn chế vùng bảo vệ và sau một thời gian phải thay thế tấm chì mới do bì ăn mòn. Ngày nay, người ta mạ một lớp hợp kim chống ăn mòn bên trong thành ống của bầu ngưng làm việc trong môi trường nước biển.  Mẹo để phân biệt bầu ngưng nước biển và bầu ngưng nước bình thường là dùng đèn pin rọi vào trong đường ống. Nếu thấy có lớp hợp kim màu trắng phủ lên bề mặt trong của ống là bầu ngưng giải nhiệt bằng nước biển. Lớp hợp k

Làm nguội máy nén

Hình ảnh
Máy nén phải được làm nguội để tăng tuổi thọ, tăng hiệu suất làm việc và khả năng vận hành.  Các phương pháp làm nguội : 1 - Máy nén được làm nguội bằng không khí : Cần có lượng không khí tuần hoàn xung quanh thân máy nén để giải nhiệt ở mức tối đa. Không khí được thổi bằng quạt của bộ ngưng tụ hướng đến phần động cơ của máy nén. Kiểu làm nguội này hạn chế do nhiệt độ của máy nén có thể cao hơn các kiểu làm nguội khác. 2 - Máy nén được làm nguội bằng nước : Các máy nén có áo nước phía bên trên thân máy hay được kết hợp chung với thân máy. Khi máy nén vận hành, nước được tuần hoàn qua hệ thống ống để làm nguội. Nếu nước làm nguội không đủ khả năng giải nhiệt, máy sẽ trở nên quá nhiệt và có thể bị hư hỏng nghiêm trọng. Các nguyên nhân : Do lưu lượng nước không đủ. Trong nước có các kim loại nặng và các cáu bẩn sẽ bám lên bề mặt trao đổi nhiệt trên thân máy nén. Sau thời gian hoạt động cần vệ sinh bằng cách ngâm dung dịch HCl trong thời gian vài giờ. Sau đó bơm nước mạnh để vệ sinh. 3 - M

Quạt dàn nóng

Hình ảnh
Quạt dàn nóng được dùng trong dàn ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí. Quạt dàn nóng có hai loại 1 pha và 3 pha.  Cánh quạt kho lạnh Việc điều chỉnh tốc độ quạt tùy theo điều kiện nhiệt độ môi trường giúp tiết kiệm điện khá lớn trong thời gian dài.  Có thể dùng tín hiệu áp suất hay nhiệt độ để điều khiển    tốc độ quạt  hay  số lượng quạt dàn nóng. Khi điều chỉnh tốc độ quạt, bạn hãy dùng ampere kế để đo dòng điện, duy trì tốc độ quạt dưới giá trị cực đại cho phép.  Quan sát dựa trên lượng không khí cung cấp giảm hay tăng và dòng điện động cơ giảm hay tăng. Cần kiểm tra cường độ dòng điện sau mỗi lần điều chỉnh. Nếu quạt dàn nóng quá ồn hay rung động quá mức là dấu hiệu quạt có tốc độ vượt thiết kế. Ngoài ra còn lý do quạt dàn nóng được đặt ngoài trời nên bị ảnh hưởng bởi mưa gió và ăn mòn nên cánh quạt dần xuống cấp. Nếu đối trọng cân bằng quạt bị lệch sẽ xuất hiện rung động lớn. Hay cánh quạt bị gãy, rách, ... quạt sẽ mất cân bằng và gây rung động. Trong trục quạt có lớp mỡ bảo vệ mỗi

Dàn lạnh kho lạnh

Dàn lạnh kho lạnh với chất làm lạnh lưu động qua dàn ống dàn lạnh luôn gặp trở lực ma sát. Khi trở lực ma sát quá lớn, khả năng truyền nhiệt của dàn lạnh bị giảm tương ứng do áp suất chất làm lạnh giảm ở đầu ra của dàn lạnh. Áp suất giảm làm giảm thể tích riêng riêng của hơi môi chất lạnh trở về máy nén, lượng môi chất lạnh được máy nén bơm cũng giảm. Chiều dài của ống trong dàn lạnh phải thiết kế ở mức ngắn nhất có thể. Khi hơi môi chất lạnh qua dàn lạnh sẽ có độ sụt áp khoảng 2 Psi là tốt. Coil dàn lạnh Coil trao đổi nhiệt của dàn lạnh kho lạnh làm bằng ống đồng Phi 16, ống đồng được sản xuất có rảnh phía trong để tăng cường bề mặt tiếp xúc với gas lạnh. Cánh được làm bằng nhôm nguyên chất với bước cánh từ 4mm, 7mm, 10 mm và 12 mm tùy theo nhiệt độ bay hơi của dàn lạnh kho lạnh. Để tránh quá trình oxy hóa, cuộn coil thường được phủ đồng trong điều kiện khí trơ. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng thì các cánh tản nhiệt sẽ được phủ lớp epoxy. Máng nước dàn lạnh Máng

Bơm dầu nhớt máy nén

Hình ảnh
Bơm dầu nhớt máy nén được lắp ở đầu trục khủy và được truyền động từ trục khủy khi máy nén vận hành. Khi bơm hoạt động, dầu nhớt với áp suất cao sẽ đi trong trục khủy đến các điểm cần bôi trơn. Tại đây có van giảm áp sẽ đưa dầu về hộp trục khủy khi áp suất dầu quá cao. Áp suất dầu bình thường của máy nén đang vận hành là 30 PSI đến 40 PSI. Để việc bôi trơn được tốt thì áp suất không được dưới 10 PSI. Bơm dầu nhớt máy nén thường bị ảnh hưởng bởi sự tồn tại của môi chất lạnh dạng lỏng trong các te máy nén. Sự tạo bọt sẽ làm cho dầu nhớt thoát ra khỏi máy nén và làm giảm áp suất dầu. Có thể gây rung động trong bơm dầu. Bơm dầu nhớt máy nén Bitzer Bạn tôi làm kỹ thuật nhà máy. Anh trao đổi với tôi một hiện tượng về bơm nhớt như sau : Máy nén của anh bơm dầu lên 30 PSI xong sau đó tuột xuống dưới 10 PSI. Lúc đầu anh thay thế 3 lần với 3 cái bơm nhớt khác nhau cũng xảy ra hiện tượng cũ. Tôi trao đổi cùng anh kiểm tra bộ chênh áp suất dầu như thế nào ? Anh ấy đã nối tắt phần điện của bộ chênh

Lá van máy nén

Hình ảnh
Lá van máy nén là phần quan trọng để điều chỉnh dòng chảy và áp suất của gas trong hệ thống.  Nguyên lý hoạt động của lá van máy nén dựa trên nguyên tắc đóng mở của các lá van. Khi máy nén hoạt động gas được chuyển động trong hệ thống . Lá van máy nén giúp kiểm soát dòng chảy bằng cách mở và đóng để cho phép gas đi qua hoặc ngăn cản không cho qua. Khi lá van mở, gas được phép đi qua theo một chiều nhất định tạo ra dòng chảy và áp suất. Khi đóng lá van máy nén thì gas không thể đi qua giữ áp suất ở mức mong muốn và ngăn ngứa sự trào ngược trở lại của gas.  Lá van máy nén có nhiều hình dạng khác nhau tùy theo thiết kế nhưng mục đích chung vẫn là điều chỉnh dòng chảy và áp suất theo yêu cầu của hệ thống. Lá van hút Lá van hút để mở đường dẫn cho môi chất lạnh đi vào xy lanh máy nén piston ở thì hút. Khi piston ở thì nén, van hút đóng lại ngăn không cho hơi môi chất lạnh quay trở lại đường hút. Van hút được vận hành tự động nhờ sự chênh lệch áp suất ở hai bên lá thép và trọng lượng bản thâ