Bài đăng

Nhiệt độ cuối tầm nén

Hình ảnh
Nhiệt độ cuối tầm nén ảnh hưởng đến công suất của máy nén. Khi hệ thống sử dụng gas Amonia, nhiệt độ cuối tầm nén rất cao. Để hạn chế điều này, người ta sử dụng các biện pháp sau : Sử dụng thiết bị ngưng tụ là dàn ngưng tụ bay hơi vì dàn ngưng tụ bay hơi có nhiệt độ thấp nhất so với các thiết bị ngưng tụ khác. Hơi hút về máy nén thường cao hơn nhiệt độ sôi từ 5 đến 10 C. Không sử dụng chu trình có hồi nhiệt. Khi hệ thống sử dụng gas Freon thì nhiệt độ cuối tầm nén không quá cao. Có thể sử dụng tháp giải nhiệt để giải nhiệt cho bình ngưng. Thường sử dụng bình hồi nhiệt để nâng cao hiệu suất nhiệt. Tự động hóa thiết bị ngưng tụ giúp cho hệ thống vận hành hiệu quả. Khi áp suất và nhiệt độ ngưng tụ tăng sẽ làm tăng chi phí điện năng tiêu thụ cho máy nén và tuổi thọ của máy nén. Khi áp suất và nhiệt độ ngưng tụ giảm thì công suất lạnh tăng và công suất tiêu hao cho máy nén giảm. Máy nén lạnh Mycom đã qua sử dụng .  Trong lần bảo trì máy nén trục vít tại một nhà máy. Chúng tôi quan sát thấy

Biến tần cho nhà máy nước đá

Hình ảnh
Biến tần cho nhà máy nước đá là giải pháp giúp giảm tiền điện trong quá trình sản xuất. Ngoài việc chạy máy nén tránh giờ cao điểm. Thì việc khởi động lại máy nén sau quá trình ngừng cũng đóng vai trò quan trọng trong tiết kiệm điện năng. Nguyên lý làm việc của biến tần :  Nguồn điện xoay chiều 1 pha hay 3 pha được chỉnh lưu và lọc thành nguồn 1 chiều bởi bộ chỉnh lưu cầu Diod và tụ điện. Điện áp một chiều sau đó được biến đổi (nghịch lưu) thành điện áp xoay chiều 3 pha.đối xứng thông qua hệ transtor lưỡng cực có cổng cách ly bằng phương pháp điều chế độ rộng xung. Nên sử dụng khởi động mềm cho máy nén mỗi khi khởi động để đảm bảo an toàn cho hệ thống và tiết kiệm điện năng. Bộ khởi động mềm không thay đổi tần số nguồn cấp giống như biến tần. Thay vào đó tăng dần điện áp cấp vào động cơ từ một mức điện áp định trước lúc vừa khởi động lên đến điện áp định mức. Ưu điểm khởi động mềm : Có thể điều chỉnh chính xác lực mong muốn bất kể có tải hay không có tải. Giảm dòng khởi động nên không

Bình gom dầu

Bình gom dầu được sử dụng t rong các hệ thống lạnh NH3, Freon cỡ vừa và lớn. Mục đích xả dầu ra ngoài. Lý do :  Xả dầu trực tiếp từ bình tách dầu ra ngoài là việc làm hết sức nguy hiểm vì ở tại bình tách dầu có áp suất rất cao và khi xả ra có một ít gas NH3 thải theo ra ngoài môi trường. Một số điểm khác nhau trong hồi dầu và gom dầu của hệ thống Amonia và Freon : Trong hệ thống Amonia do dầu nặng hơn dịch lỏng Amonia nên các bầu gom dầu được bố trí dưới đáy các thiết bị ngưng tụ, bay hơi, bình tách lỏng, bình chứa cao áp, hạ áp, trung gian.. rồi đưa về bình gom dầu. Trong hệ thống Freon. Do dầu nhẹ hơn dịch lỏng  Freon nên dầu nằm phía trên  mặt thoáng của lỏng. Do đó các bầu gom dầu phải nằm ở bên hông thiết bị , ngang bề mặt  mức dịch lỏng để đưa dầu trở lại máy nén. Nguyên tắc hoạt động : Gom dầu từ các thiết bị như : Bình tách dầu và các thiết bị khác trở về bình gom dầu. Sau khi giảm áp suất trong bình gom dầu xuống dưới áp suất an toàn thì xả ra ngoài. Cấu tạo của bình gom dầu :

Rơ le áp suất

Hình ảnh
  Rơ le áp suất giúp bảo vệ máy nén trong quá trình làm việc. Cân chỉnh rơ le áp suất  Nối tiếp đồng hồ mẫu với rơ le áp suất trên đường khí nén. Dùng VOM đo hai đầu tiếp điểm của rơ le ở thang đo điện trở. Tăng áp suất dần dần đến khi kim VOM chuyển đổi trạng thái từ 0 ohm đến vô cực hay từ Vô cực về 0 ohm. Đọc trị số tại đồng hồ mẫu. Lặp lại nhiều lần. Để cân chỉnh rơ le tác động tại áp suất định trước. Tăng áp suất đến trị số quy định. Sau đó điều chỉnh ty đến khi kim VOM chuyển đổi trạng thái. Lặp lại nhiều lần. Khi xoay vít điều chỉnh áp suất, nhờ tác động của lò xo nén nên có thể điều chỉnh được áp suất cài đặt. Khi điều chỉnh nhớ tháo miếng sắt cài lên vít để điều chỉnh dễ dàng. Điều chỉnh rơ le áp suất kép Rơ le áp suất dầu Áp suất dầu của máy nén duy trì cao hơn áp suất hút một khoảng nhất đinh. Mục đích đảm bảo dầu bôi trơn cho các vị trí trong máy nén. Rơ le áp suất dầu sẽ so sánh áp suất dầu và áp suất trong các te máy nén. Rơ le áp suất dầu còn gọi là rơ le hiệu áp suất. K

Thử áp lực thiết bị

Hình ảnh
  Thử áp lực thiết bị phải qua hai giai đoạn : Thử để kiểm tra độ bền : Áp lực thử bằng 1.5 lần áp suất làm việc của thiết bị. Thời gian giữ áp lực thử là 30 phút. Khi áp lực thử lớn hơn hay bằng 35 kg/cm2 : Phải thử bằng chất lỏng cho an toàn. Khi áp lực thử nhỏ hơn  35 kg/cm2 : Thử bằng khí nén. Dàn nóng thử áp suất = 25 - 30 kg/cm2. Dàn lạnh thử áp suất  = 10 - 15 kg/cm2. Sau khi thử áp lực bảo đảm độ bền thì ta siêu âm mối hàn. Khi đạt yêu cầu. Tiến hành thử kín : Dùng khí nén hay khí Ni-tơ tạo áp lực cao trong thiết bị. Với áp suất từ 10 - 15 kg/cm2. Thời gian giữ áp lực : 20 -24 giờ. Nếu kim đồng hồ không giảm thì thiết bị kín. Nếu kim đồng hồ giảm thì thiết bị hở. Đối với hệ thống lạnh đường ống còn mới chỉ cần thử độ kín, không cần thử độ bền. Đối với dàn ống hay thiết bị cũ phải kiểm tra độ bền. Khi lắp ráp hệ thống lạnh, các thiết bị như dàn nóng, dàn lạnh, bình chứa, v.v.... ta phải thử riêng biệt. Sau đó sẽ tiến hành lắp ráp và thử kín cả hệ thống. Áp lực thử 10 -15 kg/cm2.

Van solenoid cho điện lạnh

Hình ảnh
Van solenoid trong điện lạnh được dùng như một van cơ điện để tạo ra sự điều khiển theo yêu cầu.  Van solenoid được dùng trong đường ống dẫn chất làm lạnh để điều khiển lưu lượng hay trong tháp nước. Van Bypsss cho máy nén Surely Hasegawa Cấu tạo van Solenoid : Khi không được nối với nguồn điện, lò xo van sẽ giữ kim van tỳ chặt vào bệ van, ngăn dòng chảy lưu thông từ ngõ van vào đến ngõ van ra. Khi van được nối với nguồn điện, lực hút điện từ của cuộn dây sẽ thắng được lực đẩy của lò xo nên kéo kim van lên. Lúc này kim van được nhấc lên khỏi bệ van và dòng chảy sẽ lưu thông từ ngõ vào đến ngõ ra. Khi lắp van Solenoid cần phải lắp đúng ngõ vào và ngõ ra.  Lý do : Áp lực ở ngõ vào sẽ tăng cường cho lực đẩy của lò xo và giữ cho van đóng kín. Nếu lắp ngược ngõ vào và ngõ ra thì áp lực dòng chảy sẽ đẩy lên bề mặt kim van, có thể làm cho van solenoid bị hở. Trong một số hệ thống còn dùng van Solenoid có 2 ngõ ra. Khi ngõ ra này mở thì ngõ ra còn lại đóng và ngược lại. Đọc thêm bài viết về Bơ

Bình tách dầu

Hình ảnh
Bình tách dầu trong hệ thống lạnh được sử dụng khi máy nén lạnh có công suất trung bình và lớn.  Khi máy nén hoạt động thì một phần nhớt lạnh bị môi chất lạnh cuốn vào hệ thống đến các thiết bị trao đổi nhiệt. Bình tách dầu máy nén Mycom Bình tách dầu máy nén Surely Hasegawa Nhớt lạnh theo dòng môi chất ở dạng hạt nhỏ li ti như hơi ẩm, đi vào thiết bị ngưng tụ sau đó đến thiết bị bay hơi. Khi nhiệt độ càng cao thì nhớt lạnh bay hơi càng mạnh. Ở 80 độ C thì 3 % nhớt lạnh bay hơi khi ra khỏi máy nén, ở 120 độ C thì 16 % và 140 độ C thì 35 %. Vì vậy cần khống chế nhiệt độ ở cuối tầm nén để nhớt lạnh ít bị bay hơi Trung bình cứ 100 m3/h của năng suất thể tích thì có 20 - 30 g/h nhớt lạnh bị máy nén cuốn đi. Trong máy nén Amonia dầu tụ lại thành dạng màng ở trên bề mặt thiết bị. Nhiệt trở tăng và hệ số truyền nhiệt giảm. Năng suất lạnh giảm và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Khi máy nén bị đi nhớt lạnh thì lượng nhớt lạnh trong các te bị giảm đi. Nếu nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình bôi t