Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh


Để ngăn ngừa hiện tượng ngập lỏng gây hư hỏng máy nén, trên đường  hơi hút về máy nén, người ta dùng bình tách lỏng.

Nhiệm vụ bình tách lỏng :

  • Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén.

Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng :

  • Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp vào khoảng 0,5 m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống đáy bình.
  • Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc nhất định.
  • Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va vào các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống.
  • Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi  khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn.

Bình tách lỏng



Phạm vi sử dụng :
  • Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống có những thiết  bị có khả năng tách lỏng thì không sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ : Bình chứa hạ áp, bình giữ mức. Các bình này có cấu tạo để có thể tách lỏng được nên có thể không sử dụng bình tách lỏng.
  • Trong sơ đồ máy nén kín thường không có bình tách lỏng vì khoảng không giữa vỏ máy nén và ruột máy nén đóng vai trò như một bình tách lỏng cho dòng lưu lượng nhỏ này. Ở máy nén bán kín thường có lưu lượng gas tương đối lớn.Dàn bay hơi làm việc với cường độ trao đổi nhiệt mạnh. Vì thế hơi hút về máy nén còn lỏng nhiều. Trong sơ đồ nên có bình tách lỏng để bảo vệ máy nén.

Vị trí lắp đặt bình tách lỏng :

  • Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp trên cao ngoài gian máy, ngay trên phòng lạnh.

Bình bay hơi

Trong hệ thống lạnh công nghiệp. Bình bay hơi được sử dụng phổ biến hiện nay là bình bay hơi dạng ống chùm.

Loại bình bay hơi dạng ống chùm có các nhược điểm :

  • Không dùng cho nhiệt độ âm để làm lạnh nước bởi vì nước sẽ đóng băng và giản nở phá vỡ đường ống và thiết bị.
  • Không gian giữa các ống có thể tích lớn hơn nhiều lần thể tích của các ống. Tốn nhiều môi chất lỏng nạp vào bình bay hơi.
Người ta thường dùng ống tạo cánh phía ngoài cho máy nén dùng môi chất Freon.

Bình hồi nhiệt

Bình hồi nhiệt có tác dụng cho hai dòng này trao đổi nhiệt với nhau.
Máy nén lạnh sử dụng hồi nhiệt
Sơ đồ máy nén sử dụng bình hồi nhiệt




Hồi nhiệt là quá trình trao đổi nhiệt giữa môi chất lỏng ra khỏi bình ngưng tụ và hơi môi chất lạnh từ dàn bay hơi về máy nén.

Trong gas R22, R 134 A. 
Khi không sử dụng bình hồi nhiệt thì hổn hợp dầu và gas dưới dạng hạt sẽ bám trên vách xi lanh máy nén. Khi piston của máy nén lên đến điểm cao nhất của xy lanh thì sẽ làm hiệu suất thể tích của máy nén giảm.
Khi có bình hồi nhiệt thì hỗn hợp dầu và gas được nung nóng. Vì vậy máy nén chỉ hút hơi và rất ít dầu. Điều này làm năng suất của máy nén được cải thiện.

Đặc biệt khi sử dụng gas NH3. Không nên sử dụng bình hồi nhiệt vì nhiệt độ cuối tầm nén quá cao sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình dầu bôi trơn máy nén.


Bình chứa cao áp


Trong hệ thống lạnh có các loại bình : cao áp, thu hồi, tuần hoàn và dự phòng.
Chỉ có bình chứa cao áp đặt trước van tiết lưu. Còn lại các bình khác đặt sau van tiết lưu.

Vị trí bình chứa cao áp : Sau thiết bị ngưng tụ , trước van tiết lưu.

Nhiệm vụ :
  • Giải tỏa bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ.
  • Gom lỏng.
  • Dự trữ lỏng để cấp lỏng liên tục  cho van tiết lưu.
  • Cùng áp suất với bình ngưng tụ nên cần có ống cân bằng với thiết bị ngưng tụ.
  • Không cần bọc cách nhiệt do nhiệt độ làm việc bằng với nhiệt độ môi trường.

Múc lỏng trong bình chứa cao áp :

  • Đảm bảo áp lực làm việc (18 kg/ cm2)
  • Phải có van an toàn.
  • Mức lỏng không quá 50 % thể tích bình.
Bình chứa cao áp có chức năng chứa lỏng nhằm cấp dịch ổn định cho hệ thống đồng thời giải phóng bề mặt trao đổi nhiệt cho thiết bị ngưng tụ. Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình chứa cao áp có khả năng chứa toàn bộ lượng môi chất của hệ thống.

Dung tích bình chứa cao áp phải đáp ứng yêu cầu :
  • Khi hệ thống đang vận hành, lượng lỏng còn lại trong bình chứa ít nhất là 20 % dung tích bình.
  • Khi sửa chữa bảo dưỡng, bình có khả năng chứa hết toàn bộ môi chất sử dụng trong hệ thống và chỉ chiếm khoảng 80 % dung tích bình.

Tóm lại , bình chứa cao áp có dung tích khoảng 1.25 đến 1.5 thể tích môi chất lạnh của toàn hệ thống.

Bình chứa hạ áp :
  • Trong hệ thống lạnh 2 cấp có bơm cấp dịch yêu cầu cần có bình chứa hạ áp.

Bình chứa hạ áp

  • Chứa dịch môi chất nhiệt độ thấp để bơm cấp dịch ổn định cho hệ thống lạnh.
  • Tách lỏng dòng gas hút về máy nén. Trong các hệ thống lạnh có sử dụng bơm cấp dịch, lượng lỏng sau dàn bay hơi khá lớn, nếu sử dụng bình tách lỏng thì không có khả năng tách hết, rất dể gây ngập lỏng. Vì vậy ngưởi ta đưa trở về bình chứa hạ áp. Ở đó lỏng rơi xuống phía dưới, hơi ở phía trên hút về máy nén.
Bình chứa cao áp
Bình chứa cao áp 3000 lít

Đọc thêm bài viết Máy nén Surely Hasegawa


Bài đăng phổ biến

Máy nén lạnh

Bình tách dầu