Van điện lạnh

Van điện lạnh  có nhiều loại với nhiều công dụng khác nhau. 

Van điện từ

Van điện từ by pass trong máy nén Surely Hasegawa

Chú ý khi lắp đặt van

  • Các loại van dùng chất làm kín là băng keo ống TFE được quấn lên các ren theo chiều ngược với chiều bước ren, vật liệu này có tác dụng làm kín tốt và đóng vai trò chất bôi trơn cho ren. Không để băng TFE không gối lên đầu các ren ống, vì phần băng này có thể đi vào dòng lưu chất sau khi đường ống đi vào hoạt động, có thể gây ra nhiều vấn đề nếu băng TFE mắc kẹt trong thiết bị cảm biến hoặc thiết bị điều khiển lưu lượng được sử dụng trong đường ống.
  • Khi hàn van cần tháo bu lông các mặt bích để không làm cháy TFE. Các trường hợp đặc biệt nên đắp tấm vải ướt lên thân van để không làm hỏng van.

Các hư hỏng của van và cách khắc phục
  • Rò rỉ ở ngăn chứa vật liệu đệm kín.Thông thường rò rỉ này không xảy ra khi van chưa đóng hay mở hoàn toàn. Khi có dấu hiệu rò rỉ. Cần xiết các đai ốc của nắp đệm xem còn rò rỉ không ? Nếu còn cần thay thế đệm kín.
  • Rò rỉ mặt tựa của van : Do mòn mặt tựa của van, đĩa van không kín.
  • Hỏng ty van : Do ren trên ty bị mòn hay hỏng. Khi thay ty van cần xả hết áp suất trong van.

Lắp bulông mặt bích cho van

Việc lắp ráp và siết chặt các nối kết bích ống là công việc tương đối đơn giản. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ các nguyên tắc thực hành nhất định để bảo đảm mối nối không bị rò rỉ. 
  1. Đệm kín phải thẳng hàng chính xác với lỗ trong của bích, không có phần nào lấn và trong lỗ này. 
  2. Khi xiết các bulông, phải giữ các bề mặt của bích song song và xiết chặt các bulông một cách đồng đều.
  3. Thứ tự siết chặt các bulong :
  • Mặt bích tròn : Xiết nhẹ bulông thứ nhất, sau đó chuyển ngang qua bích để siết bulông thứ hai, rồi di chuyển qua một phần tư của mặt  bích để xiết bulông thứ ba, và di chuyển ngang qua bích để xiết bulông thứ tư. Tiếp tục chuỗi thứ tự này cho đến khi tất cả cá bulông được siết chặt.
  • Mặt bích hình o val : các bulông được siết chặt ngang qua đường tâm ngắn trước sau đó mới qua đường tâm dài.
  • Mặt bích bốn bulông, tròn hoặc vuông : Các bulong được siết chặt theo đường chéo. Không xiết chặt các bulông ngay lượt xiết đầu tiên. Điều này có thể làm các mặt  bích bị nghiêng và không song song với nhau. 

Mẹo để tháo mở bulong mặt bích của van được dễ dàng

Do trong quá trình làm việc, các van cho gas lạnh thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh nên các bulong rất mau rỉ sét. Điều này làm khó khăn khi tháo mở các bulong. Để dễ dàng trong thao tác sau này. Nên thoa một ít mỡ bò hay nhớt vào bulong khi vặn để sau này tháo ra dễ dàng.

Van điện từ 

Van điện từ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực điện lạnh. Trong hệ thống giảm tải sứ dụng van by pass, van chặn giúp hệ thống hút kiệt gas, van điều khiển . v.v...

Cấu tạo van điện từ

Cần phân biệt van điện từ hoạt động trực tiếp hay van điện từ hoạt động bằng Servo. Đây là yếu tố quyết định kích thước của van điện từ. Cách phân biệt van điện từ trực tiếp và van điện từ hoạt động băng servo là sau van có chư T. Ví dụ : Van điện từ ký hiệu EVR và EVRAT thì van EVRAT là van điện từ servo.

Van điện từ bao gồm cuộn coil được xem như nam châm điện . Khi cung cấp điện vào cuôn Coil thì lực hút dược sinh ra hút lõi sắt lên giúp cho van mở, khi không có điện thì cuộn coil không còn là nam châm nữa. Lúc này lõi sắt dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống, giúp cho van dóng lại.



Van điện từ
Van điện từ dùng cho gas NH3 phi 40 A

Trong hệ thống lạnh dùng gas NH3 thì thân van điện từ làm bằng thép không rỉ so với đông thau trong gas Freon.

Khi nào thì sử dụng van điện từ thường đóng, thường hở

Van điện từ thường đóng NC có nghĩa là sẽ đóng lại khi mất năng lượng.

Van điện từ NC thường lắp đặt trong môi trường chất lỏng. Khi hệ thống lạnh không hoạt động thì van điện từ được đóng lại. Điều này giúp cho gas không bị rò rỉ khi ngừng hoạt động.

Van điện từ NO thường mở tức là mở khi mất năng lượng. Van điện từ NO chỉ sử dụng khi phải đóng mở trong thời gian ngắn. Mặc dù cuộn coil có công suất từ 10 w đến 12 w nhưng nếu cung cấp điện trong thời gian dài cũng ảnh hưởng đến lượng điện tiêu thụ.

Cách phân biệt van điện từ NO và NC

Căn cứ vào ty của van điện từ. Nếu trên ty van điện từ có 1 vòng khuyết thì đây là van điện từ NC. Còn trên ty van có 2 vòng khuyết là van điện từ NO.

Một số chú ý khi chọn van điên từ

  • Môi chất sử dụng NH3 hay Freon.
  • Đường kính ống vào ra của van điện từ.
  • Loại hàn hay mặt bích,
  • Điện áp cung cấp cho cuộn Coil 220 v xoay chiều hay 12 Volt DC.

Công dụng của van điện từ

  • Xả tải khi khởi động : Cho máy nén khởi động không tải.
  • Giảm tải máy nén : Đối với máy nén lớn, người ta không ngừng máy để ổn định nhiệt độ phòng lạnh mà dùng phương pháp giảm tải thông qua van điện từ.
  • Đảo ngược chu trình lạnh : Trong chu trình bơm nhiệt trong điều hòa không khí. Van điện từ 4 ngã để thay đổi vai trò của dàn nóng và dàn lạnh trong hệ thống.
  • Xả tuyết : Đóng mở van cung cấp gas nóng để xả tuyết.

Van by pass

Để giảm tải khởi động máy nén phải nối tắt phía đẩy với phía hút bằng van by pass hay cơ cấu nâng lá hút máy nén.

Trước khi khởi động, hai van chặn hút và đẩy phải khóa. Van by pass sẽ mở thông hai phía. Khi cấp điện cho máy nén chạy thì van chặn ở đầu đẩy đã mở, van by pass từ từ đóng lại và van chặn hút từ từ mở ra. Điều này giúp tiết kiệm điện năng khi khởi động.

Điều chỉnh van điện từ

Điều chỉnh ty van điện từ là công việc cần thiết trong hệ thống lanh khi bạn cần hiệu chỉnh thông số áp suất, lưu lượng môi chất lạnh đi qua van điện từ.

Van điện từ 20 A
Van điện từ 20 A

Quan sát trên van điện từ ta thấy ở phía dưới thân van điện từ có một nắp chụp có thể mở ra để điều chỉnh ty van.

Thông thường van điện từ thường ở trạng thái đóng hay mở 100 % để cho môi chất đi qua. Khi nào bạn cần điều chỉnh ty van của van điện từ ?

  • Khi lắp mới hay thay thế van điện từ bị hư hỏng . Cần điều chỉnh ty van để cho van hoạt động chính xác.
  • Trong quá trình vận hành : Có thể điều chỉnh ty van để đáp ứng yêu cầu cụ thể của hệ thống như lưu lượng, áp suất, mức độ đóng mở của van.
  • Khi cần thay đổi điều kiện hoạt động của hệ thống.

Van điện từ
Van điện từ phi 25 A

Van điện từ
Van điện từ phi 20 A

Cách lắp van điện từ

  • Van điện từ nên được lắp đặt trên phần ống nằm ngang và hướng cuộn coil lên trên.
  • Khi hàn van vào ống cần đắp giẻ nhúng nước vào thân van để tránh nhiệt độ cao làm hư hỏng van.
  • Khi lắp chân van vào thân máy của động cơ.Người ta thường làm lạnh chân van xuống -80 C đến -180 C. Lúc này đường kính chân van thu nhỏ lại nên dễ dàng lắp vào thân máy. Khi nhiệt độ trở lại bình thường. Chân van nở ra và ép chặt vào thân máy.Tạo nên liên kết rất chắc chắn.
  • Khi lắp cuộn coil vào ty van cần chú ý vòng cao su chữ O lắp dưới cùng của cuộn coil và không bị hỏng. Vòng cao su chữ O này có tác dụng bảo vệ cuộn dây dưới tác động của độ ẩm môi trường xung quanh. Độ ẩm chính là nguyên nhân làm cho cuộn coil bị hư hỏng.
  • Trong FCU hay AHU của hệ thống lạnh trung tâm. Van điện từ thường lắp ở đầu ra của đường nước vào FCU hay AHU.  Lý do : Khi điều chỉnh van bóp nhỏ không tạo ra áp suất quá thấp trong đường ống của FCU hay AHU điều này tạo ra bọt khí trong đường ống gây nên các sự cố trong đường ống của máy lạnh trung tâm.

Van tiết lưu nhiệt

Trong hệ thống lạnh điều hòa không khí người ta thường dùng van tiết lưu nhiệt để khống chế lưu lượng của tác nhân lạnh đi vào thiết bị bay hơi sao cho phù hợp với phụ tải tại thời điểm đó.

Để dàn bay hơi được sử dụng tối đa công suất cần điều chỉnh lưu lượng tác nhân lạnh ở trạng thái bảo hòa khô khi đi ra khỏi dàn bay hơi. Để an toàn cho máy nén người ta thường điều chỉnh van tiết lưu nhiệt sao cho trạng thái của hơi tác nhân lạnh ở đầu ra của dàn bay hơi có độ quá nhiệt từ 5 C đến 8 C.

Van tiết lưu nhiệt hoạt động cùng một lúc các thông số nhiệt độ và áp suất.
  • Tín hiệu nhiệt độ : Dùng bầu cảm biến nhiệt và đặt ở đầu ra của dàn bay hơi.
  • Tín hiệu áp suất :
  1. Nếu lấy ở đầu ra của thiết bị bay hơi gọi là van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài.
  2. Nếu lấy ở đầu vào của thiết bị bay hơi gọi là van tiết lưu nhiệt cân bằng trong.
Điểm khác biệt giữa van tiết lưu điện tử và van tiết lưu nhiệt là ở van tiết lưu điện tử không có bầu cảm biến nhiệt và không có lò xo. Người ta dùng Thermistor để ghi nhận tín hiệu nhiệt độ và đưa về bộ vi xử lý. Trên cơ sở của tín hiệu nhận được, bộ vi xử lý sẽ điều khiển động cơ bước loại tuyến tính lắp sẵn trong van. Giúp xoay trục vít kéo piston của van tiết lưu lên xuống để điều chỉnh lưu lượng tác nhân lạnh vào dàn bay hơi.

Van bảo vệ quá áp

Mặc dù trong hệ thống có thiết bị bảo vệ quá áp khi điều khiển áp suất cao không vận hành hay thiết bị hoạt động không chuẩn. Van bảo vệ quá áp thường dùng cho các thiết bị công nghiệp công suất lớn.

Khi môi chất phía cao áp quá lớn, thiết bị có thể vỡ và môi chất thoát ra ngoài, Để an toàn cho thiết bị và con người. Cần lắp thêm van bảo vệ quá áp.

Van này sẽ mở ra cho môi chất đi về phía hạ áp khi áp suất ở cao áp lớn hơn ngưỡng cài đặt. 

Trong các hệ thống lớn thì lượng gas nạp khá nhiều, có giá trị kinh tế cao. Nếu xảy ra sự cố thì tổn thất khá lớn. Cần chọn van giảm áp chất lượng tốt. Van này chỉ mở với thời gian đủ để áp suất trong hệ thống giảm xuống dưới mức cài đặt cho phép, chỉ tổn thất một ít môi chất sau đó van đóng lại.

Trong các thiết bị gia dụng. Van giảm áp thường sử dụng là kiểu chốt chặn.Tâm của chốt có lỗ suốt, chứa hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. Hợp kim sẽ nóng chảy tại nhiệt độ khi áp suất môi chất lạnh vượt quá giá trị cho trước. Khi hợp kim nóng chảy thì môi chất sẽ thoát ra ngoài hệ thống.

Một số thiết bị để bảo vệ quá áp. Người ta hàn tại một số điểm bằng que hàn dễ nóng chảy, các nơi khác được hàn bằng các que hàn bình thường khó nóng chảy. Khi xảy ra áp suất quá cao sẽ phá vỡ mối hàn bằng que hàn dễ nóng chảy, gas thoát ra ngoài và hệ thống được bảo vệ.
Van điện lạnh
Bộ lọc gas kiểu chữ Y


Van điện lạnh
Bộ lọc gas

Công dụng của phin sấy lọc ?

Cấu tạo của loại phin sấy lọc : 70 % nhôm hoạt tính và 30 % các chất có khả năng hấp thụ axit và hơi ẩm còn sót lại trong hệ thống.
Phin sấy lọc có nhiệm vụ : 
  • Khử ẩm, axit và các chất căn bẩn trong hệ thống lạnh. Đảm bảo cho máy nén làm việc tin cậy, tuổi thọ cao, tránh hỏng hóc, sét gỉ máy nén và thiết bị.
  • Tránh phản ứng hóa học giữa gas lạnh và dầu bôi trơn, hơi nước và tạp chất trong hệ thống , tránh cho máy nén khỏi bị hao mòn vì các cặn bẩn rắn như mạt kim loại, xỉ hàn

Vị trí lắp phin ?

Phin sấy lọc thường lắp trên đường lỏng trước van tiết lưu. Lắp trên đường hút về máy nén để làm sạch gas lạnh trước khi vào máy nén.
Có hai loại phin sấy lọc có thể thay thế lõi và không thay thế. Ưu điểm của loại không thay thế được là tránh được sự tan rã của các loại hạt hút ẩm gây nên sự cố máy nén.

Bao lâu phải thay phin ?

Thường thay phin sấy lọc sau khi máy nén bị cháy. Sau khi máy nén bị cháy thì lượng dầu trong máy nén có tạp chất và axit. Nếu vệ sinh hệ thống không kỹ thì khả năng máy nén bị cháy lại rất cao.
Van điện lạnh
Cuôn coil Van điện tử


Van điện lạnh
Công tắc phao


Van điện lạnh
Kính soi mức gas



Van điện lạnh
Van một chiều kiểu góc, Y

Van một chiều

Nguyên tắc van một chiều chỉ cho tác nhân lạnh đi qua theo chiều đã qui định. Nếu vì lý do gì đó tác nhân lạnh đi theo chiều ngược lại thì van sẽ đóng.

Khi thiết bị ngưng tụ được đặt cao hơn máy nén. Lúc này van một chiều được đặt trên đường ống từ máy nén đến thiết bị ngưng tụ. Mục đích ngăn cho gas lỏng quay trở về máy nén khi dừng máy gây nguy hiểm cho máy nén khi khởi động lại.

Chú ý : Không lắp van một chiều trước van Solenoise hay van tay.

Van điện lạnh
Van một chiều



Van điện lạnh
Van an toàn cho gas Amonia



Van điện lạnh
Van an toàn cho gas Freon


Van điện lạnh
Van chặn một chiều kiểu T

Van chặn

Khi van chặn trong các máy nén công suất lớn bị rò rỉ, giải pháp nhanh và an toàn là thay thế ty van.

Ty van máy nén Surely Hasegawa
Ty van máy nén Surely Hasegawa


Van điện lạnh
Van chặn góc đúc


Van điện lạnh
Van chặn góc hàn

Van điện lạnh
Van chặn thằng đúc kiểu T

Van điện lạnh
Van chặn thẳng đúc kiểu Y


Van điện lạnh
Van chặn thẳng hàn

Van điện lạnh
Van chặn tiết luu kiểu T, góc, Y

Van điện lạnh
Van tín hiệu Amonia

Van điện lạnh
Van tín hiệu Freon

Chuẩn ren NPT thường xuất hiện ở các thiết bị của Mỹ. Ký hiệu NPT được viết tắt bởi National Pipe Thread. Đặc điểm của ren NPT chính là có góc giữa các bước ren là 60° giữa đỉnh, đáy ren và lực được phân bố đều trên tổng số ren của mối nối.

Kí hiệu của ren NPT được viết như sau :

1/2 – 14NPT. Trong đó:

  • 1/2: là đường kính danh nghĩa của ren
  • 14: số lượng ren trên 1 inch
  • NPT: kí hiệu cho chuẩn NPT

Van điện lạnh
Van điện từ Amonia EVRA

Van điện lạnh
Van điện từ Freon EVR

Van tiết lưu điện tử

Chức năng của van tiết lưu điện tử EEV (Electronic Expansion Valve) cũng giống như van tiết lưu nhiệt.  Làm nhiệm vụ điều tiết lượng gas lỏng phun vào dàn lạnh theo độ quá nhiệt hơi hút về máy nén.

Van tiết lưu điện tử khác van tiết lưu nhiệt là không dùng bầu cảm biến nhiệt để lấy tín hiệu nhiệt độ quá nhiệt chuyển thành tín hiệu áp suất làm co dãn màng van để đóng mở van tiết lưu. Chúng sử dụng tín hiệu điện hoặc điện tử từ một bộ vi xử lý có hệ thống điều khiển điện tử để điều chỉnh vị trí kim van tiết lưu.

Van tiết lưu điện tử điều chỉnh bởi một motor điện, Trong bộ vi xử lý có hai đầu cảm biến nhiệt.
Thông thường trước khi gas lỏng vào dàn bay hơi được đi qua cáp tiết lưu. Để nâng cao hiệu suất làm việc của dàn ngưng tụ. Một phần gas sau khi được nén qua đầu nén của máy nén được qua một cáp tiết lưu để làm giảm áp suất của gas trước khi vào dàn ngưng tụ.

Vị trí lắp ống cân bằng ngoài của van tiết lưu ?

Ống cân bằng ngoài phải phản ánh đúng áp suất hút tại điểm bố trí bầu cảm (Ngay sau dàn bay hơi).Tuy nhiên để tránh tác động nhiệt độ từ ống cân bằng ngoài đến đầu cảm qua truyền nhiệt trực tiếp hoặc do rò rỉ gas lạnh từ van tiết lưu vào ống cân bằng ngoài, thông thường nên bố trí ống cân bằng ngoài cách bầu cảm khoăng 15 cm đến 20 cm về phía máy nén.

Van tiết lưu tay

Van tiết lưu tay thường được sử dụng cho hệ thống có công suất lạnh lớn và được điều chỉnh bằng tay.

Khi hệ thống có tải ổn định không đổi mói có thể dùng van tiết lưu tay.

Khi lắp van tiết lưu tay cần lắp thêm van điện từ phía trước để tránh trường hợp gas lỏng tràn về máy nén gây ngập lỏng.


Van tiết lưu tay
Van tiết lưu tay phi 20 A Parker

Van tiết lưu tay
Van tiết lưu tay phi 20 A 

Van tiết lưu tay
Van tiết lưu tay phi 25 A Parker

Van tiết lưu tay
Van tiết lưu tay phi 25 A




Bài đăng phổ biến

Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh

Máy nén lạnh

Bình tách dầu