Cối đá vảy

Cối đá vảy được sử dụng trong hầu hết các nhà máy thủy sản. Mục đích chủ động tạo ra đá để ướp tôm cá trong nhà máy. 

Trong quá trình vận hành có thể tăng tốc độ quay của dao cắt để tăng lượng đá tạo ra không ? Việc tăng vận tốc quay của dao cắt tạo ra lực tác động lớn gây rung lắc tang trống và làm hỏng vòng bi. Nếu quay chậm thì lượng đá tạo ra ít. 

Làm thế nào để điều chỉnh vòng quay hợp lý ? Thông thường dựa vào công suất của cối đá vảy. Chúng ta cân lượng đá được sản xuất trong một thời gian nhất định sau đó nhân lên 24 giờ. Lượng đá đạt khoảng 90 % trỏ lên là đạt yêu cầu.

Lượng đá tạo ra ít hay nhiều còn  phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ giải nhiệt của bình ngưng, bề mặt bên trong của cối có bị nhớt ngập không ? v.v...

Vận tốc quay của cối đá vậy thông thường từ 2 đến 2.1 vòng/phút.

Cấu tạo cối đá vảy :

             Khung đế, Dao gạt đá, Ống cấp nước, bơm nước, tang trống, vỏ cách nhiệt, hộp giảm tốc, động cơ, thùng chứa nước hồi về, trục dao quay.

Nguyên tắc làm việc của cối đá vảy  : 

             
            Tang trống cố định, dao gạt đá quay. Nước cấp làm đá được làm lạnh sơ bộ và phun đều trên bề mặt tang trống. Nước sẽ đông cứng thành 1 lớp đá trên bể mặt tang trống. Phần nước chưa đông đá được rơi xuống thùng chứa nước để tuần hoàn cung cấp lại cối đá vảy.

            Lớp đá trên bề mặt tang được dao gạt đá dạng răng lược gạt ra khỏi bề mặt tang tạo đá vảy. Dao gạt bằng thép không rỉ có độ cứng cao.

 Gas lạnh bốc hơi bên trong trống làm đá tránh được hiện tượng rò rỉ gas. Mặt khác làm đá phía trong thành trống sẽ làm giảm mức tiêu thụ năng lượng và tăng năng suất lạnh.

Đặc điểm kỹ thuật cối đá vảy  : 


            -Phương pháp cấp dịch : Kiểu tràn dịch.
            -Môi chất lạnh : FREON hoặc NH3.

             Độ dày của đá vảy đồng đều từ 1,5 mm đến 2 mm. Do đó tiếp xúc tốt với sản phẩm, làm lạnh tốt và khó đông thành khối. Không cần phải dùng máy bào đá và có thể dùng mọi lúc.

         Cối đá vảy tạo đá trực tiếp trên thành bên trong của trống làm đá bằng Inox của cối đá vảy. Đá được liên tục bào bằng dao thép Inox bên trong cối đá vảy.

So với máy làm đá bằng nước muối, cối đá vảy có nhiều đặc điểm tốt như : Công suất lắp đặt nhỏ, năng suất cao, tiết kiệm nước, cấu trúc nhỏ gọn, ít tốn mặt bằng, không rỉ sét, điều kiện vệ sinh tốt, dễ vận hành so với loại làm nước đá thông thường. 


Bảng thông số kỹ thuật cối đá vảy dùng gas NH3 và Freon


Năng suất đá vảy               (tấn / ngày)
Công suất lạnh cần thiết của gas NH3 ở to = -22 C, nhiệt độ ngưng tụ 35 C (kw)
Lượng nước cần thiết  ở 15 C, nhiệt độ môi trường 25 C (Lít / giờ)
Công suất bơm nước (W)
5
28
208
65
10
55
417
65
15
82
625
250
20
110
833
250
25
137
1042
250
30
164
1250
250
35
192
1458
370
40
219
1667
370
45
274
2083
370

Chú ý : Áp lực của bơm nước từ 0.15 - 0.5 MPa.

Có một vấn đề đặt ra là khi người sử dụng dùng nước máy cho thẳng vào cối đá vảy (Khoảng 28 C - 29 C).. Tùy theo từng vùng thì nhiệt độ của nước không đạt tới 15 C thì cần phải chọn công suất máy nén như thế nào để đạt lượng đá trong một ngày đêm ?

Dựa vào công thức : Q = m. C. (t2-t1) ta tính được công suất của máy nén cần thiết được tăng thêm khi nhiệt độ của nước vào cối đá vảy cao hơn 15 C.
m : khối lượng nước căn cứ trên lưu lượng của nước lạnh (l/h) cho trong bảng.

Trường hợp dùng chứa nước hồi từ cối đá vảy xuống thì nhiệt độ nước trong thùng chứa nước hồi phải đạt 15 C thì cối đá vảy mới đảm bảo cung cấp đúng lượng đá cần thiết.

Chú ý : 
Sau thời gian hoạt động sẽ có một lượng nhớt đi vào cối đá vảy. Lớp nhớt lạnh này sẽ là một lớp trở nhiệt ngăn cho gas lạnh tiếp xúc với nước làm đá. Cần xả bỏ lượng nhớt này để tăng năng suất làm lạnh của cối đá vảy.


Thông số kỹ thuật của cối đá vảy dùng gas NH3.



Điều chú ý là công suất lạnh cho trong bảng ứng với các điều kiện :

1-Nhiệt độ nước vào cối là : 15 C.
2-Nhiệt độ bay hơi : -22 C.

Cối đá vảy thường đặt trên kho chứa đá. Kho chứa đá thường làm bằng tấm cách nhiệt dày 100 mm. Phần dưới sàn được lót tấm Inox do khi lấy đá ra thường dùng xẻng để xúc. Nếu không có tấm Inox thì sàn kho đá dễ bị hỏng.

Có hai phương pháp cắt đá :
  • Dao cắt quay được gắn trên trục quay đồng trục với cối đá và xoay nhờ động cơ phía trên.Khi cắt dao tỳ vào bề mặt trống tạo nên ma sát khá lớn. Nếu lực ép quá lớn sẽ làm hỏng vòng bi của cối. Nặng hơn có thể cào vào bề mặt của trống làm hỏng cối.
  • Dao cắt cố định có dạng trục vít. Dao cắt lăn trên bề mặt trống, ép vỡ đá rơi xuống kho chứa đá. Ma sát thấp nên tăng tuổi thọ của cối.

Máy nén sử dụng trong cối đá vảy là một cấp hay hai cấp  ?

  • Khi môi chất là Freon có thể sử dụng máy nén 1 cấp.
  • Khi môi chất là Amonia thì nhiệt độ ở đầu nén khá cao ảnh hưởng đến chất lượng dầu bôi trơn, năng suất nén giảm và phá hủy các chi tiết như vòng bi, phốt .v.v...nên dùng máy nén hai cấp.

Chọn bình chứa gas lỏng trong cối đá vảy :

Gas lỏng khi rút về toàn bộ về bình chứa lúc sửa chữa chỉ nằm khoảng 3/4 bình chứa là an toàn. Cần chọn bình chứa hợp lý để tránh gây sự cố cho hệ thống.

Máy đá viên

Máy đá viên sản xuất đá viên trụ tròn rỗng dùng trong sinh hoạt. Kích thước thường sử dụng là phi 57.

Cấu tạo máy đá viên hình dạng giống bình ngưng ống chùm nhưng đặt thẳng đứng. Bên trong chứa nhiều ống. Bên trên có khay chứa nước. 

Nước chảy trong ống, được làm lạnh và đóng băng lên bề mặt trong của ống. Đá viên được tạo thành từ từ theo thời gian. Nước lạnh dư chảy xuống thùng chứa phía dưới và được bơm ngược lên trên để làm đá. 

Khi độ dày đạt được từ 10 đến 15 mm thì ngừng quá trình tạo đá và chuyển sang quá trình tan đá. Lúc này gas nóng làm tan lớp mỏng của thanh đá và thanh đá rơi xuống. Các dao cắt sẽ cắt thanh đá theo chiều dài yêu cầu. Quá trình đông đá được lặp lại. Trong khi tan đá thì bơm nước ngừng hoạt động.

Đọc thêm bài viết Bơm cấp dịch

Bài đăng phổ biến

Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh

Bình ngưng - Bầu ngưng

Bình tách dầu