Biến tần cũ

Biến tần là thiết bị biến đổi năng lượng điện từ tần số công nghiệp (50Hz) sang nguồn có tần số thay đổi cung cấp cho động cơ xoay chiều. 

Biến tần chia làm hai loại: biến tần trực tiếp (cycloconverter) và biến tần gián tiếp (có khâu trung gian một chiều).

Điện áp xoay chiều tần số công nghiệp (50Hz) được chỉnh lưu thành nguồn một chiều nhờ bộ chỉnh lưu không điều khiển hoặc bộ chỉnh lưu điều khiển, sau đó được lọc và bộ nghịch lưu sẽ biến đổi thành nguồn điện áp xoay chiều ba pha có tần số biến đối cung cấp cho động cơ. 

Biến tần phải thoả mãn các yêu câu sau:

• Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn.

• Có khả năng điều chỉnh điện áp theo tần số để duy trì từ thông khe hở không đối trong vùng điều chỉnh momen không đổi.

• Có khả năng cung cấp dòng điện định mức ở mọi tần số.

Điều khiển động cơ không đồng bộ - biến tần trực tiếp

Hệ thống động cơ không đồng bộ biến tần trực tiếp rất thích hợp cho các hệ thông công suất lớn và tốc độ thấp như máy cán thép... 

Điều khiển vectơ hệ thống động cơ không đồng bộ biến tần trực tiếp sẽ thoả mãn được các yêu cầu về đặc tính cơ của một máy cán thép. Tần số đầu ra của bộ biến tần trực tiếp năm trong khoảng từ 0-25 Hz nếu tần số đầu vào là 50Hz.


Điểu khiển vectơ động cơ không đồng bộ 

Động cơ không đồng bộ đã được sử dụng hàng trăm năm nay. So với động cơ điện một chiều, động cơ không đồng bộ có nhiều ưu điểm hơn về cấu tạo, giá thành, độ tin cậy, tốc độ cực đại,.... 

Tuy nhiên việc điều khiển động cơ không đồng bộ phức tạp hơn nhiều khi ta so sánh với việc điều khiển động cơ điện một chiểu kích từ độc lập chẳng hạn. 

Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của các linh kiện điện tử công suất cũng như của bộ vi xử lý mạnh, giá thành hạ đã cho phép chúng ta điều khiển động cơ không dòng bộ một cách dễ dàng hơn và với giá thành hạ hơn.


Tương tự như động cơ đóng bộ, người ta cũng có thể sử dụng phương pháp khiển vectơ để điều khiển động cơ đồng bộ.  Như vậy momen điện từ có thể được điều khiển bằng cách điều khiển riêng từng thành phần: thành phần tạo từ thông và thành phần tạo momen của dòng điện. 


Nguyên lý điều khiển tối ưu theo hiệu suất


Khi động cơ làm việc ở từ thông khe hở định mức sẽ cho phép sử dụng tốt nhất lõi thép của động cơ và đạt  số momen / ampe cao, đồng thời động cơ có khả năng sinh momen lớn ở mọi tần số nguồn. 

Do đó chế độ làm việc với điện áp - tần số không đổi và từ thông khe hở không đổi có thể được xem xét như các kỹ thuật điều khiển tối ưu.

 
Khi động cơ làm việc non tải (tải nhẹ), từ thông khe hở có thể lớn hơn mức cản để sinh momen yêu cầu, tốn hao sẽ lớn và hiệu suất sẽ thấp hơn trị số tối ưu. Để đạt được hiệu suất cao nhất, tỉ số điện áp/ tần số cần được hiệu chính là hàm của phu tái động cơ,

 
Chế độ làm việc non tải, hiệu suất lớn nhất có thể đạt được bằng giảm điện áp và độ trượt tăng so với chế độ làm việc điện áp / tần số không đói.

Điều khiển độ trượt


Khi động cơ làm việc với độ trượt nhỏ hơn độ trượt tới hạn, hệ số công suất cos p và hiệu suất sẽ cao. Ngược lại khi độ trượt động cơ lớn hơn độ trượt tới hạn, hệ số công suất và hệ số momen/dòng điện sẽ thấp. Trạng thái làm việc với độ trượt lớn xảy ra khi động cơ khởi động trực tiếp với điện áp định mức, dòng diện động cơ sẽ tăng gấp 5-6 lần định mức, nhưng momen khởi động có thể nhỏ hơn định mức. Ở hệ thống điều khiển tăn số, luật điều khiến tần số phải đảm bảo cho động cơ làm việc với độ trượt nhỏ. Như vậy động cơ sẽ làm việc ổn định với hệ số công suất và tỉ số momen/dòng điện lớn và sẽ giảm nhỏ tối đa dòng điện cho nghịch lưu.

Có hai phương pháp điều khiển độ trượt : điều khiến trực tiếp và điều khiến gián tiếp. Ở phương pháp điều khiến gián tiếp, độ trượt được điều khiển thông qua điều khiến dòng điện stato và từ thông khe hở. Phương pháp này yêu cầu phải có cảm biến từ thông là loại cảm biến khó chế tạo và giá thành đất: vì vậy khả năng ứng dụng trong thực tế bị hạn chế. Phương pháp điều khiến trực tiếp tỏ ra ưu việt hơn phương pháp điều khiến giản tiếp về độ chính xác cao. Ở hệ thống điều khiển trực tiếp, phản hồi tốc độ được thực hiện từ một máy phát tốc độ.

Tại sao chọn biến tần cũ?

Biến tần cũ mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn :

  1. Tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu
  2. Biến tần cũ thường có giá chỉ bằng một phần nhỏ so với biến tần mới. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, những đơn vị sản xuất đang trong giai đoạn mở rộng quy mô nhưng lại phải đối mặt với nhiều hạn chế về tài chính. Thay vì bỏ ra một khoản tiền lớn để mua biến tần mới, bạn có thể lựa chọn biến tần cũ để giảm bớt gánh nặng chi phí mà vẫn có thiết bị đáp ứng nhu cầu sản xuất.
  3. Khả năng tương thích với thiết bị cũ: Trong nhiều trường hợp, thiết bị sản xuất đã sử dụng lâu năm và việc sử dụng biến tần mới có thể gây ra một số vấn đề về tương thích. Biến tần cũ có thể hoạt động tốt hơn với các máy móc cùng thế hệ, giúp duy trì sự ổn định của hệ thống

Một số điều cần chú ý khi mua biến tần cũ để giúp bạn chọn được biến tần cũ phù hợp, đảm bảo hiệu suất hoạt động và an toàn cho motor điện của nhà máy :

Biến tần cũ công suất lớn
Biến tần cũ công suất lớn

Biến tần cũ Invt
Biến tần cũ Invt

Biến tần Second hand
Biến tần Second hand

Biến tần đã sử dụng
Biến tần đã sử dụng 


Biến tần cho khai thác cát
Biến tần cho khai thác cát


  • Kiểm tra bằng mắt thường xem hình dáng bên ngoài như nước sơn, quạt giải nhiệt, trạm đấu nối có bị bong tróc, biến dạng hay không ? Việc này tuy đơn giản nhưng giúp người mua đánh giá được tình trạng sử dụng biến tần này trước đây.
  • Kiểm tra thông số kỹ thuật có đúng mục  đích sử dụng hay không  ? Biến tần cũ phải có công suất (kW) và điện áp đầu ra phù hợp với công suất và điện áp của motor điện đang sử dụng. Cần kiểm tra kỹ khả năng tải của biến tần so với motor để tránh tình trạng quá tải hoặc không đáp ứng đủ công suất.
  • Nên yêu cầu thử nghiệm biến tần để xem có hoạt động ổn định không. Kiểm tra các chức năng cơ bản như điều chỉnh tần số, dòng điện và kiểm tra xem có báo lỗi hay sự cố gì không.
  • Hiệu suất tiết kiệm năng lượng: Một trong những lý do mua biến tần là để tiết kiệm điện, vì vậy biến tần phải có chức năng điều chỉnh tốc độ motor linh hoạt, giảm tiêu thụ điện năng khi không cần thiết.
  • Tính năng khởi động mềm: Biến tần cần hỗ trợ khởi động mềm cho motor để tránh sốc điện và giảm tải cho thiết bị, giúp motor vận hành êm ái.
  • Dễ dàng cài đặt và vận hành: Biến tần cần có giao diện thân thiện, dễ lập trình và vận hành. Điều này giúp giảm thời gian bảo trì và điều chỉnh.
  •  Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật: Dù là biến tần cũ, vẫn cần có thời gian bảo hành tối thiểu và cam kết hỗ trợ kỹ thuật khi gặp vấn đề.
  • Chính sách bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật khi sự cố xảy ra.

Biến tần năng lượng mặt trời khác với biến tần công nghiệp như thế nào ? 

  • Biến tần năng lượng mặt trời nhận điện từ pin năng lượng mặt trời chuyển thành điện 1 pha 220 V sử dụng cho các thiết bị gia đình, dư điện hòa lên lưới.
  • Biến tần công nghiệp thường sử dụng cho motor điện.

Ứng dụng của biến tần :

  • Một ứng dụng khá đặc biệt cho biến tần là Sứ dụng biến tần vào 1 pha 220v ra 3 pha 380v cho những nơi không có điện 3 pha 380V. Do động cơ điện 3 pha hoạt động ổn định, hiệu suất cao và bền bỉ. Nếu bạn kéo hệ thống điện 3 pha sẽ tốn chi phí cao. Biến tần cho gia đình muốn sử dụng điện 3 pha thông dụng là 5.5 kw.
Biến tần 1 pha 220 v ra 3 pha 380 v
Biến tần 1 pha  220v ra 3 pha 380v


  • Biến tần cần có các tính năng bảo vệ motor khỏi các sự cố như quá tải, quá nhiệt, ngắn mạch, mất pha, v.v... Điều này đảm bảo an toàn cho motor và hệ thống điện.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến

Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh

Thử áp lực thiết bị

Quấn motor điện