Lắp đặt máy lạnh

Lắp đặt máy lạnh ngày vấn đề máy nén cần chú ý đến thông gió cho không gian điều hòa không khí.

Không gian điều hòa không khí là không gian tương đối kín. Trong không gian này có sự hiện diện của con người và vật dụng. Ngoài ra trong không khí còn có các hạt bụi li ti gây ô nhiếm không khí. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của con người tạo ra không khí không còn sạch như ban đầu như :
  • Do hít thở.
  • Do hút thuốc.
  • Do nùi cơ thể thoát ra.

Đây là nguồn gốc gia tăng khí CO2, CO và một vài loại vi khuẩn, các nắm bệnh và một số loài khí độc khác trong không gian cần điều hòa.

Để làm tươi mới không khí trong không gian điều hòa cần lấy đi một lượng không khí và cung câp một lượng không khí mới sạch hơn. Không khí trước khi đưa vào không gian điều hòa cần phải lọc và làm sạch không khí.

Tại một số khu vực cần áp suất dương hơn môi trường xung quanh thì lượng gió tươi cung cấp cho không gian điều hòa cần nhiều hơn sự rò rỉ không khí qua cửa, các khe hở và không khí thải ra.


Trong quá trình hoạt động của máy lạnh, một lượng lớn nước ngưng tụ sẽ thoát ra từ dàn lạnh. Đối với lắp mới máy lạnh công nghiệp thì việc thi công đường ống nước ngưng tụ thuận tiện. Trong trường hợp cải tạo lại hệ thống lạnh công nghiệp trong nhà máy, khoảng cách từ dàn lạnh đến dàn nóng dài, kèm theo nền bê tông sàn nhà máy đã thi công.

Giải pháp để thoát nước ngưng tụ cho máy lạnh công nghiệp là dùng bơm chìm đặt trong thùng chứa nước ngưng tụ để bơm ra ngoài xưởng.


Vị trí lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng

Trong điều hòa không khí, vị trí lắp đặt dàn lạnh và dàn nóng có tầm quan trọng trong việc vận hành hệ thống sau này.

Đối vói máy điều hòa không khí gia đình dạng 1 HP- 2 HP, tối ưu nhất là dàn nóng lắp thấp hơn dàn lanh. Trong điều kiện kiến trúc nhà không cho phép thì đặt dàn nóng cao hơn dàn lạnh khoảng 4m đến 5 m.


Các tòa nhà cao ốc khi đặt cụm dàn nóng có công suất lớn vài chục đến hàng trăm HP thì trong cụm máy nén tại đầu đẩy máy nén người ta thường lắp thêm bình tách dầu khi dàn nóng đặt trên nóc tòa nhà.


Hướng gió đặt dàn nóng cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ dàn nóng.


Ngày đó công ty chúng tôi lắp đặt dàn nóng cho một khách sạn ở gần biển. Do chưa có kinh nghiệm đặt hàng nên chúng tôi mua loại dàn nóng thông thường. Do khách sạn ở gần biển nên hơi nước có mang muối thổi vào dàn nóng. Kết quả sau hơn 1 năm thì dàn nóng của chúng tôi bị rỉ sét thảm hại. Trong trường hợp này khi đặt hàng nên thông báo với nhà cung cấp nơi đặt dàn nóng để nhà cung cấp lựa chọn sản phẩm phù hợp.


Trong hệ thống điều hòa trung tâm giải nhiệt bằng nước thì vị trí giữa tháp giải nhiệt và bình bay hơi hết sức quan trọng.


Tại một khách sạn. Hệ thống Chiller và bơm nước lạnh đặt tại lầu 6, hệ thống tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt đặt tại lầu 4. Đường ống nước giải nhiệt từ  lầu 6 về lầu 4 là 4 đường ống phi 250. Binh thường thì Chiller hoạt động rất tốt. Khi cúp điện hoặc máy ngừng. Một khối lượng nước lớn từ bình ngưng  của Chiller chảy vể tháp giải nhiệt và tràn ra ngoài. Một lượng nước lớn dội về van một chiều của 2 bơm 110 kw. Kết quả có tiếng kêu rất lớn, gây rung chuyển các dàn giá đỡ đường ống rất nguy hiểm.


Mặc dù có nhiều giải pháp nhưng không được hoàn hảo như bình thường.



Không gian cần thiết để lắp đặt dàn nóng 

Việc xác định không gian cần thiết để lấp đặt dàn nóng sao cho không ảnh hưởng đến khả năng trao đổi nhiệt của dàn nóng rất quan trọng. Đặc biệt trong các tòa nhà cao ốc, không gian để đặt dàn nóng bị giới hạn tối đa do ảnh hưởng đến kiến trúc tòa nhà. Dưới đây là một số thông tin tham khảo khi đặt dàn nóng 5 Hp.


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng


Lắp dàn nóng




Sạc gas máy nén

Trong hệ thống lạnh sau thời gian sử dụng cần nạp bổ sung hoặc thay thế lượng gas trong hệ thống lạnh. Khi sạc gas lạnh vào hệ thống cần chú ý lượng ẩm lọt vào máy nén.

Tác hại của hơi ẩm có trong hệ thống :


Gây đóng băng van tiết lưu làm tắc nghẽn đường gas. Trong kho lạnh khi thấy dàn lạnh trong kho kém lạnh, máy nén chạy gần như không tải, một thời gian sau dàn lạnh lại lạnh rồi lại không lạnh.


Nguyên nhân : Khi bị nghẹt van tiết lưu do đóng băng thì dàn lạnh không lạnh một thời gian sau đó van tiết lưu nóng lên làm tan băng làm cho van tiết lưu hết nghẹt và máy nén chạy bình thường sau đó lại bị nghẹt.


Trong điều hòa không khí do nhiệt độ sôi của gas lớn hơn 5 C nên không gây đóng băng van tiết lưu.


Khi máy nén lạnh hoạt động ở Các te máy nén có nhiệt độ cao, hơi ẩm có thể tác dụng với gas lạnh, dầu lạnh, các tạp chất tạo ra a xít gây ăn mòn lớp ê may cách điện của dây đồng. làm hỏng động cơ.


Trước khi nạp gas máy nén lạnh cần hút chân không thật kỹ. Ngoài ra cần quan sát mắt kính gas để kiểm tra xem có ẩm trong hệ thống lạnh không ? Trong mắt kính gas có hóa chất đổi màu theo lượng ẩm trong hệ thống. Màu xanh lá cây : Gas trong hệ thống khô, Màu vàng : Có nguy cơ bị tắc ẩm, Màu nâu : Gas bị ẩm cao. Lúc này cần thay fin lọc ẩm vài lần để hệ thống được  khô.


Đường ống nước ngưng trong hệ thống lạnh

Đối với không gian thuận tiện cho việc thi công đường ống nước ngưng thì công việc đơn giản. 

Tuy nhiên nếu trường hợp máy lạnh đứng đặt ở giữa xưởng mà việc thi công máy lạnh tiến hành khi nhà máy đã hoạt động.

Có nhiều giải pháp, trong đó chứa nước trong một hồ sau đó dùng bơm tự động bơm ra bên ngoài.

Để việc bơm nước được tự động, có thể dùng bộ cảm biến mức nước YSFS-C22-M5. Với 3 thanh điện cực đo mức nước.


Cảm biến mức nước
Sơ đồ đấu điện cảm biến mức nước YSFS-C22-M5


Cảm biến mức nước
Điện cực đo mức nước


Cảm biến mức nước
Điện cực đo mức nước


Cảm biến mức nước

Máy lạnh bị hôi

Sau thời gian sử dụng hoặc máy lạnh ngừng sử dụng một thời gian dài. Khi mở máy lạnh thường không khí thổi ra từ máy lạnh bị hôi.

Nguyên nhân :


  • Nấm mốc bám trong dàn lạnh, lưới lọc bụi ở dàn lạnh, máng nước ở dàn lạnh khi không khí đi qua thì mang theo mùi hôi khó chịu của nấm mốc thổi vào môi trường xung quanh.

Khắc phục :


  • Tháo lưới lọc bụi ở dàn lạnh xuống vệ sinh bằng xả bông và bàn chải.
  • Phun thẳng vào dàn lạnh nước tẩy rửa (Ví dụ : Nước rửa chén có mùi hương chanh, v.v...). Dùng bàn chải chà trên bể mặt dàn lạnh từ trên xuống dưới.
  • Vệ sinh máng nước để các chất nhầy sinh ra do nấm mốc trong quá trình máy lạnh hoạt động không còn trong máng nước nữa.
Sau khi thực hiện các thao tác trên thì máy lạnh sẽ hết mùi hôi.

Vì sao máy lạnh chảy nước ?

Đối với máy lạnh dạng 2 cụm.
Tại dàn lạnh máy lạnh bị chảy nước do :
·         Máy bị dơ lâu không vệ sinh,  Các chất bẩn tạo thành chất nhầy trong máng nước và ống xả gây nghẹt ống xả nước ngưng tụ. Để khắc phục ngưởi ta thường cho 1 viên thuốc chống dóng rong rêu vào máng nước máy lạnh để toàn bộ đường ống hạn chế bị tắc nghẽn. Giải pháp này rất hữu hiệu đối với các máy VRV có đường ống nước xả tạo thành một mạng lưới lớn và dài thông qua nhiều tầng lầu..
·         Máy lạnh bị thiếu gas nên đóng băng dàn lạnh gây chảy nước. Khắc phục bằng cách châm thêm gas.
Đối với dàn lạnh dạng FCU âm trần :
·         Tai các miệng thổi gió lạnh trong phòng thường hay bị đọng sương và chảy nước xuống nền phòng. Khắc phục : Dán thêm lớp cách nhiệt về phía mặt trong của miệng gió cấp.
·         Tại các cụm van : Van cổng, van 1 chiều được lắp thêm vào FCU thông thường nằm ngoài máng nước xả. Có 2 cách : Bọc cách nhiệt hay đổ form PU cụm van này hoặc không bọc cách nhiệt nhưng làm 1 máng nước phụ cho dẫn về máng nước chính của FCU.
·         Theo nguyên tắc của dàn lạnh FCU  thì nước được làm lạnh từ Chiller về FCU đi vào phía dưới và ra phía trên của FCU để tăng khả năng trao đổi nhiệt giữa nước lạnh và không khí trong phòng.
·         Điểu cần chú ý là nước lạnh chỉ được qua FCU, AHU, PAU khi các thiết bị này hoạt động. Nếu các thiết bị này ngừng hoạt động thì nước lạnh phải không đi qua các FCU, AHU, PAU này để trở về Chiller giúp cho máy nén giảm tải. Ngoài ra khi nước được làm lạnh khoảng 7 C đi qua FCU, AHU, PAU mà quạt không hoạt động thì không có sự trao đổi nhiệt giũa nước lạnh và không khí. Lúc này trên bề mặt dàn lạnh sẽ đọng sương và rơi xuống máng nước. Mặc dù máng nước có bọc cách nhiệt nhưng lâu dần sẽ bị no nước và đọng sương mặt dưới của FCU, AHU, PAU gây chảy nước.


Tính toán công suất cho máy lạnh


Để tính toán công suất lạnh chọ điều hòa không khí dựa trên hướng nắng, lượng bức xạ, độ thông gió, v.v... Tuy nhiên để tính toán nhanh công suất mà độ sai số không đáng kể  là dựa vào các thông số kinh nghiệm dựa trên m2 sàn.

Năng suất lạnh trung bình cho 1 m2 sàn :

Đơn vị : 1 kw = 3412 BTU.
  • Phòng ở bình thường : 115 - 145 w/m2.
  • Phòng khách, phòng ăn : 145 - 175 w/m2.
  • Phòng làm việc : 145 - 175 w/m2.
  • Phòng thư viện, bảo tàng : 145 - 175 w/m2.
  • Tòa nhà văn phòng : 200 - 235 w/m2.
  • Khách sạn : 235 - 265 w/m2.
  • Cửa hàng bán quần áo : 175 - 200 w/m2
  • Cửa hàng bách hóa : 175 -220 w/m2.
  • Ngân hàng, quầy tiết kiệm : 175 -220 w/m2.
  • Hội trường : 295 - 350 w/m2.
  • Vũ trường : 440 -525 w/m2.

Van đảo chiều

Trong điều hòa không khí một số vùng có nhu cầu làm lạnh và sưởi ấm trong thời gian khác nhau của năm. Ngưởi ta biến dàn lạnh thành dàn nóng và ngược lại nhờ van đổi chiều.

Cấu tạo van đổi chiều :


Thân van hình trụ có 4 cửa ra vào của gas. Cửa phía trên luôn gắn với đầu đẩy của máy nén. Cửa giữa và phía đươi luôn gắn với đầu hút của máy nén.


Cửa bên trái nối với dàn lạnh.


Cửa bên phải nối với dàn nóng.


Bên trong có piston mang trên nó một nắp đậy. Khi Piston dịch về trái, thì hơi nóng sẽ đi vào dàn bên phải còn dàn bên trái là dàn lạnh (Chế độ làm lạnh)


Khi piston dịch chuyển sang bên trái thì hơi nóng đi vào dàn trái, dàn phải trở thành dàn lạnh (Chế độ sưởi ấm).


Để điều khiển sự dịch chuyển của piston, người ta dùng 1 van điện từ 3 ngã, và dùng chính áp suất đường hút của máy nén để điều khiển sự dịch chuyển của piston.

Các chú ý khi lắp đặt tháp giải nhiệt cho kho lạnh và điều hòa không khi :


  • Khoảng cách từ tường đến vách tháp giải nhiệt phải lớn hơn chiều cao của tháp giải nhiệt.
  • Khi đặt 3 tháp giải nhiệt thành hình tam giác thì khoảng cách giữa các tháp giải nhiệt phải lớn hơn ½ D (Đường kính tháp giải nhiệt).
  • Khi đặt các tháp giải nhiệt liền nhau thì khoảng cách giữa hai tháp giải nhiệt phải lớn hơn 1/3 D.
  • Tháp giải nhiệt phải đặt cân bằng không đặt nghiêng.
  • Đường ống vào ra tháp giải nhiệt phải đi thẳng, không đi lên, xuống.
  • Đường kính ống vào và ra phải theo tiêu chuẩn của đầu ra và vào tháp giải nhiệt.
  • Bơm tháp giải nhiệt phải đặt thấp hơn hoặc bằng tháp giải nhiệt.
  • Vị trí đặt tháp giải nhiệt phải ngang bằng hoặc cao hơn bình ngưng tụ. Nếu đặt ngược lại thì khi tắt máy một lượng nước lớn dội về tháp gây va đập thủy lực.
  • Khi đặt tháp giải nhiệt gần tường quá. Để tránh bị hỏng tháp và làm gây rong rêu trên tường thì làm 1 cái co bằng tôn (2 khúc ghép lại) để dẫn gió đi xa tường.
Làm sao biết trong cụm máy nén đã có gas hay Ni tơ ?
Khi lắp đặt cụm điều hòa trung tâm mới nhập về. Thông thường chúng ta thường thắc mắc không biết trong cụm máy nén đã hàn kín có gas lạnh hay chứa Nitơ ?
Bản thân mình đã có lần lắp máy lạnh chính xác hiệu Emerson cho phòng máy tính của một công ty. Khi xả ống ra thì toàn bộ trong máy là khí Nitơ. Cũng có lần lắp máy nén 30 hp của Daikin thì trong máy chứa toàn bộ gas R 410 A. Thông thường các Chiller công suất lớn tại nhà máy nhà sản xuất đã cho nạp đầy N2.
Nếu xác định chính xác loại khí có trong cụm máy nén thì chúng ta tiết kiệm rất nhiều tiền và công sức do sự cố khi trong cụm máy nén là Nitơ mà lại sạc gas vào để chạy máy.
Theo anh em thợ lắp máy thì khi xả ra ngoài môi trường nếu là gas thì sẽ có mùi còn nitơ thì không mùi.
Ngoài ra có thể căn cứ vào :
·         Khi dùng gió đá để xả phần bít bằng ống đồng để hàn ống mới vào máy. Nếu là gas thì sẽ có mùi rất khét, còn nitơ thì không. Vì khi gas lạnh gặp nhiệt độ cao thì sẽ sinh ra mùi khét.
·         Khi đọc trong tài liệu đính kèm theo máy có ghi : Ví dụ : Khi chiều dài ống gas dài hơn 7.5 m thì lương gas cần sạc thêm là 0.06 kg /m thì trong máy đã có gas lạnh.


Đọc thêm bài viết Bơm cấp dịch

Bài đăng phổ biến

Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh

Bình ngưng - Bầu ngưng

Bình tách dầu