Dàn lạnh kho lạnh

Dàn lạnh kho lạnh với chất làm lạnh lưu động qua dàn ống dàn lạnh luôn gặp trở lực ma sát. Khi trở lực ma sát quá lớn, khả năng truyền nhiệt của dàn lạnh bị giảm tương ứng do áp suất chất làm lạnh giảm ở đầu ra của dàn lạnh.
  • Áp suất giảm làm giảm thể tích riêng riêng của hơi môi chất lạnh trở về máy nén, lượng môi chất lạnh được máy nén bơm cũng giảm.
  • Chiều dài của ống trong dàn lạnh phải thiết kế ở mức ngắn nhất có thể. Khi hơi môi chất lạnh qua dàn lạnh sẽ có độ sụt áp khoảng 2 Psi là tốt.

Coil dàn lạnh

Coil trao đổi nhiệt của dàn lạnh kho lạnh làm bằng ống đồng Phi 16, ống đồng được sản xuất có rảnh phía trong để tăng cường bề mặt tiếp xúc với gas lạnh. Cánh được làm bằng nhôm nguyên chất với bước cánh từ 4mm, 7mm, 10 mm và 12 mm tùy theo nhiệt độ bay hơi của dàn lạnh kho lạnh.
Để tránh quá trình oxy hóa, cuộn coil thường được phủ đồng trong điều kiện khí trơ. Trong trường hợp đặc biệt theo yêu cầu của khách hàng thì các cánh tản nhiệt sẽ được phủ lớp epoxy.

Máng nước dàn lạnh

Máng nước dàn lạnh có điện trở để tránh trường hợp đá đông dày từ máng làm cánh quạt chém vào bị hỏng. Máng nước được làm bằng hợp kim Al và Mg tạo độ cứng vững cao. Đối với kho lạnh -25c cần thiết cách điện máng nước để an toàn cho người sử dụng.

Khi cấp dịch cho dàn lạnh từ dưới lên hay từ trên xuống ?

Đối với hệ thống lanh Amonia : Độ ngập dịch được xác định qua độ quá nhiệt hơi hút về máy nén. Thông thường từ 5 - 12 K. Khi độ quá nhiệt nhỏ thì dàn được cấp nhiều lỏng. Điều này dễ gây ngập lỏng cho máy nén. Khi độ quá nhiệt lớn thì dàn ít lỏng. Hiệu quả trao đổi nhiệt kém. Nhiệt độ cuối tầm nén cao. Gây cháy dầu máy nén. Vi vậy đối với gas Amonia nên cấp lỏng cho dàn lạnh từ dưới lên.
Đối với hệ thống lanh Freon : Do gas hòa tan dầu nên để dầu trở về máy nén dễ dàng thì nên cấp lỏng cho dàn lạnh từ trên xuống.

Ở các dàn lạnh lớn, để tránh tổn thất áp suất quá lớn qua dàn lạnh, người ta chia dàn lạnh thành nhiều tấm. Khi đó sau van tiết lưu cần có một đầu chia lỏng để cấp lỏng đều cho các tấm của dàn lạnh.
Các dàn lạnh có công suất lớn thường chia lỏng theo dạng ống phân phối.
  • Các ống phân phối vào các tấm của dàn lạnh cần được lắp đặt ngang bằng nhau, tốc độ gas lỏng vào các ống phân phối cần phải nhỏ để lỏng có thể chảy đều vào các ống phân phối của dàn lạnh.
  • Ngưởi ta còn làm một lá chắn ngay phía lỏng từ van tiết lưu vào để tránh cho các ống đầu tiên bị nhận quá nhiều lỏng các ống sau sẽ bị ít đi.Co 90 độ được lắp ngay giữa van tiết lưu và đầu bộ phân phối. Mục đích để lỏng được chia đều.
  • Nếu không sử dụng ống phân phối. Các chất làm lạnh có thể tách ra thành các lớp lỏng và hơi riêng rẽ. Các mạch sẽ nhận chất làm lạnh không đều. Do đó làm giảm công suất của dàn lạnh.
  • Bộ phận phân phối có hai loại :
  1. Bộ phận phân phối áp suất cao : sử dụng sự cuộn xoáy được tạo ra từ lỗ phun để tăng hiệu suất làm lạnh.
  2. Bộ phân phối áp suất thấp.


Dàn lạnh tại khu chế biến
Tai khu vực chế biến. Để đảm bảo không gian làm việc tốt cho sức khỏe người làm việc. Người ta thường lắp đặt dàn lạnh loại thổi thẳng từ trên trần xuống và hút gió từ hai bên. Tạo cảm giác thoải mái cho công nhân đứng làm việc. Loai dàn lạnh này có độ ồn thấp và lưu lượng gió không cao.
Các kho lạnh thông thường sử dụng dạng quạt thổi ngang.

Ưu : 
  • Sự phân bố nhiệt độ tương đối đều khắp kho lạnh.
  • Sự trao đổi nhiệt giữa không khí và dàn lạnh, giữa không khí và sản phẩm tăng lên.
  • Giảm diện tích bề mặt trao đổi nhiệt.
  • Giảm tiêu tốn nguyên vật liệu.
  • Dàn lạnh gọn, khả năng chiếm không gian trong kho nhỏ.
  • Dễ điều chỉnh nhiệt độ kho lạnh.
Nhược :
  • Ồn.
  • Tốn năng lượng cho quạt và tốn năng suất lạnh do quạt thải nhiệt ra đều hơn.

Dàn lạnh kho cấp đông

Dàn lạnh kho cấp đông có thể treo trên cao hay đặt dưới nền. Tại các kho lớn thường đặt dưới nền do dàn lạnh khá nặng. Khi treo trên cao cần tốn chi phí gia cố khung xương để treo dàn. Dàn lạnh kho cấp đông thường bám tuyết nhiều do sản phẩm khi đưa vào kho còn tươi và để trần nên cần xả băng thường xuyên.Khi xả băng kèm theo tổn thất nhiệt nhất định. Nhiệt độ trong buồng cấp đông khoảng -35 C. Đối với sản phẩm dạng rời khoảng 3 giờ/ mẻ. Sản phẩm dạng khối khoảng 7 - 9 giờ/ mẻ. Khi xả băng, đặc biệt khi xả băng bằng hơi nóng. Khả năng lỏng tràn về máy nén rất lớn, gây nguy hiểm cho máy nén sau khi xả băng. Một số nhà máy xảy ra sự cố sau khi xả băng. Để khắc phục tình trạng này cần lắp đặt bình chứa thu hồi cho các dàn lạnh khi xả băng.

Dàn lạnh tĩnh.

Dàn lạnh tĩnh sử dụng đối lưu không khí tự nhiên. Một số kho lạnh lớn ở Châu Á sử dụng môi chất là Amonia hay nước muối. Dàn lạnh là các dãy ống gắn tường hoặc trần.

Ưu điểm của dàn lạnh kiểu này là không có quạt nên không ồn và tiêu tốn năng lượng. Độ ẩm không khí cao nên làm giảm tiêu hao sản phẩm khi giữ trong kho lạnh.

Nhược : Nhiệt độ trong phòng không đồng đều. Khó lắp đặt hệ thống xả băng do không tập trung được lượng nước xả băng. Thời gian xả băng lâu. Tốn nhiều vật liệu chế tạo.



Cải thiện khả năng chống ăn mòn trong dàn lạnh.

Trong dàn lạnh thông thường nhà sản xuất sử dụng ống đồng, cánh nhôm để trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh. Việc sử dụng hai vật liệu khác nhau trong dàn ống Nhôm - Đồng khiến hiện tượng ăn mòn xảy ra nhanh hơn do bản chất của hai kim loại tạo thành.
Hiện nay một số nhà sản xuẩt dàn lạnh đã sử dụng kim loại nhôm  làm ống trao đổi nhiệt để giảm tối đa khả năng ăn mòn điện hóa.
Tuy nhiên khả năng dẫn nhiệt của nhôm không bằng đồng. Để tăng khả năng truyền nhiệt của môi chát lạnh được tối đa nhờ nhiều ống dẫn nhỏ giúp gia tăng bề mặt tiếp xúc mà không gây tổn thất áp suất.
Các ống nhôm nhỏ được kết thành 1 ống phẳng để mối hàn giữa ống phẳng và cánh tản nhiệt có độ tiếp xúc cao nhất nhằm tăng khả năng dẫn nhiệt.
Kết quả dàn lạnh sẽ nhỏ hơn và giảm lượng môi chất lạnh cần nạp.

Kết đông 1 pha và kết đông 2 pha

Kết đông 1 pha là kết đông thực phẩm từ nhiệt độ môi trường (37 C) xuống nhiệt độ bảo quản -18 C. Ưu điểm : Ít hao hụt sản phẩm, thiết bị đơn giản.

Kết đông 2 pha là có thêm nhiệt độ trung gian là 4 C trước khi giảm xuống - 18 C.

Kết đông chậm : Thời gian 15 giờ đến 20 giờ. Tốc độ kết đông từ 0.1 cm - 0.5cm/giờ. Ở nhiệt độ không khí - 25C. Tinh thể đá trong tế bào có kích thước lớn làm phá hủy mô tế bào. Khi làm tan băng, dịch bào chảy mất làm giảm chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên phương pháp này thích hợp với các loại thịt dai khi tan băng sẽ ăn mềm hơn hoặc các loại trái cây khi ép lấy nước sẽ dễ dàng hơn.
Kết đông nhanh : Tốc độ kết đông từ 0.5 cm - 5cm/giờ. Ở nhiệt độ không khí - 35C. Kết đông nhanh làm cho các tinh thể đá mịn hơn. Không làm rách màng tế bào. Khi tan băng sản phẩm không bị chảy mất dịch tế bào. Đảm bảo chất lượng sản phẩm. 
Kết đông cực nhanh là nhúng sản phẩm trong CO2 lỏng hay Nito lỏng. Thời gian đông còn 5 đến 10 phút. Tốc độ kết đông từ 300 đến 600 cm/giờ 

Bố trí dàn lạnh trong kho lạnh.

Mỗi lần mở cửa là tổn thất lạnh khá lớn. Để giảm tổn thất lạnh khi mở cửa. Người ta thường dùng các phương pháp sau :
  • Lắp quạt chắn gió trên cửa ra vào. Quạt chắn gió sử dụng quạt ly tâm thổi luồng không khí từ trên xuống ngăn không cho không khí nóng bên ngoài xâm nhập vào kho lạnh.
  • Lắp rèm cửa bằng các dải cao su đặt so le với nhau.
  • Lắp cửa ra vào và cửa chất tải riêng.
  • Lắp dàn lạnh tránh hướng cửa ra vào để ngăn không cho quạt dàn lạnh thổi thẳng hơi lạnh ra ngoài qua cửa.
  • Dùng túi khí định hình được bơm căng để choàng lên đuôi xe ô tô khi xuất nhập hàng ra khỏi kho lạnh.
Vị trí dàn lạnh và máy nén.
Trong hệ thống lạnh dầu tuần hoàn liên tục trong hệ thống. Khi gas đi qua máy nén sẽ kéo theo dầu. Lượng dầu này sẽ bôi trơn các bộ phận chuyển động của hệ thống. Nếu dầu đi quá nhiều và bám vào dàn lạnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt của dàn lạnh.
Khi dàn lạnh đặt thấp hơn máy nén, dầu sẽ khó khăn hơn khi trở về máy nén. Để khắc phục, tại đầu ra của dàn lạnh. Đặt một chữ U bằng ống đồng ngóc lên trên để dầu đọng lại chổ bẩy dầu này. Giúp dầu về máy nén dễ dàng hơn.

Đọc thêm bài viết về Bơm cấp dịch


Bài đăng phổ biến

Bình tách lỏng trong hệ thống lạnh

Máy nén lạnh

Bình tách dầu